Hỏa Mù Chiến Tranh


Robert Strange McNamara từ trần ngày 6 tháng 7 hưởng thọ 93 tuổi. Ai đã xem bộ film The Fog Of War đều phải công nhận nhân vật này có một hấp lực đặc biệt. Đó là một bộ óc vào loại elite bật nhất của thế kỷ 20-'' an IBM machine with legs'' và là '' Kiến trúc sư '' của người Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam.Nhưng McNamara đã tự nhận mình là một war criminal và nước Mỹ là một nước bại trận. Tuy nhiên công lý vẫn chưa được thiết lập. Nhận định về con người phức tạp này thật không dễ, tuy nhiên qua The Fog Of War thấy sự nổ lực phân tích sự kiện lịch sử mà ông ta từng đóng vai trò nhân vật chinh, nhằm tìm ra những bài học .
Dưới đây là ''bài học'' số 11 có tên là You can't change human nature trong film tài liệu The Fog Of War của đạo diễn Erroll Morris; Xin dịch giới thiệu :
Bài học #11: Bản chất con người ta không thể thay đổi.
Chúng ta ai cũng có sai lầm và chúng ta biết mình mắc sai lầm. Tôi không biết có một người chỉ huy nào có thể nói một cách thành thật là mình chưa từng sai. Có mộtcụm từ đầy ý nghĩa là '' Hỏa Mù Chiến Tranh''.
'' Hỏa Mù Chiến Tranh'' có nghĩa là : chiến tranh rất phức tạp, vượt ngoài khả năng đầu óc để thấu hiểu mọi hoàn cảnh. Những phán đoán, những hiểu biết của chúng ta là thiếu sót, cho nên ta giết người không cần thiết.
Wilson đã từng nói: '' Ta chiến thắng cuộc chiến tranh này là để chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" Tôi không quá ngây thơ hay quá đơn giản để tin là ta có thể loại bỏ chiến tranh. Chúng ta không thay đổi được gì bản chất con người ta trong thời đại này. Không phải chúng ta khong lý trí. Chúng ta lý trí, nhưng lý trí cũng có giới hạn.
Có mấy câu thơ của T.S. Eliot mà tôi rất thích :
Ta sẻ không ngừng khai phá
Và khi đến cuối đường khai phá
ta sẻ trở về nơi ta bắt đầu
và lần đầu tiên hiểu biết nơi này.

Vậy coi như là ta bắt đầu là từ đây.



Nguyên văn lời thoại trong phim là như sau :
.

McNamara explains the fog of war:

What “the fog of war” means is: war is so complex it’s beyond the ability of the human mind to comprehend all the variables. Our judgment, our understanding, are not adequate. And we kill people unnecessarily. Wilson said: “We won the war to end all wars.” I’m not so naive or simplistic to believe we can eliminate war. We’re not going to change human nature anytime soon. It isn’t that we aren’t rational. We are rational. But reason has limits.

McNamara, choking on emotion, shares the following in the last scene of the film:

There’s a quote from T.S. Eliot that I just love:

We shall not cease from exploring
And at the end of our exploration
We will return to where we started
And know the place for the first time.

Now that’s in a sense where I’m beginning to be.



Những cụm mây trắng

Không phải nhân dịp 30 tháng 4, nhưng tôi bổng nhớ tới một việcsảy ra hơn ba mươi năm về trướt. Lúc đó gia đình tôi đã về tới Sài Gòn sau hơn một tháng trời chạy giặc . Từ Bảo lộc lên Đà lạt, xuống Phang rang, ra Vũng tàu, tới Sài gòn. Đó là một cuộc đi '' đầy ấn tượng '' không thua gì cuộc vược biển vài năm sau đó. Ở Sài gòn, ba ngày trướt khi chiến tranh chấm dứt, ba tôi giắt tay tôi lên sân thượng căn nhà chúng tôi đang tạm trú, lúc đó tôi 11 tuổi. Theo ngón tay ba chỉ , chúng tôi nhìn bầu trời buổi xế chiều. Khi ấy có một chiếc máy bay bà già đang bay chậm chạp về hướng Biên hòa. Trời chiều nắng không gắt và có nhiều cụm mây trắng pình lớn như bông( như trong phim hoặc hình The Simpsons ) Rồi bổng nhiên có những lằn lửa đạn từ dưới đất bắn lên, và chiếc máy bay nhỏ bị trúng đạn, lửa và khói bốc ra từ đuôi. Nhưng chiếc máy bay vẫn bay lừ đừ về phía trướt như không có chuyện gì. Một lúc sau thì lửa tắt và khói đen xịt ra nhiều hơn. Và rồi có một vật gì đó bật ra từ thân máy: Người phi công nhảy dù. Nhưng sao vật đen cứ rơi mãi mà không bung dù ? Một lúc sau nữa lại có một anh phi công phóng ra. Lần này thì dù bung, và anh phi công đang rơi chậm chậm về phía những cụm mây trắng phình lớn. Tôi thật sự sung sướng nên bóp chặc tay ba, ngước mắt nhìn ba. Nhưng tôi chưa kịp nói gì thì ba tôi nói: ''hết film!'' rồi kéo tay tôi đi xuống. Trong khi bị ba lôi đi  tôi cũng kịp quay lại nhìn. Nếu trí nhớ không lầm thì anh phi công đã kịp rơi vào cụm mây trắng phình lớn.

Các bạn cũng có thể xem '' những cụm mây trắng pình lớn'' ở đây:
http://www.youtube.com/watch?v=hZwJ3BZ6gig

một bài thơ mưa(để minh họa cho một tấm hình)



Giọt Mưa Rơi


từ trời nhỏ xuống
ướt đời tha hương
mây khói nhớ thương
cháy trong hoi thở
tan trong hồn sầu
gục mặt cúi đầu
giấc say giấc tỉnh
nát nhầu ăn năn
tường trắng lặng câm
hình không thấy bóng
bóng không thấy hình
một mình ta đau

ngày ấy qua mau.




chunhat.

một bài thơ sau hai tháng vắng blog

Mới đó mà đã hai tháng kể từ entry cuối cùng Bơ và Bé . Ngày vui qua mau, và khi vui thì quên blog là chuyên đương nhiên, còn bây giờ trở lại blog cũng chỉ là để nhớ lại những ngày vui. Khi về Việt Nam mấy ngày đầu mất ngủ bởi vì nhiều cảm xúc và khác múi giờ, trước đó đi nhậu với mấy nhân vật, rồi lại lang thang rất khuya, rồi về căn phòng chật của một bạn mới quen, mệt mà vẩn mất ngũ. 5 giờ sáng ra ngồi ở chân cầu thang và nghĩ ngợi ra bài thơ này:

Quê Hương

Quê hương mùa gặt
những sân golfs em ngồi gãi
khi vắng khách những resorts
vết loét, bọn giàu mới, bọn tourists sex
siêu vi văn hóa net
muốn 'hot' phải show hàng
không muốn phục vụ thì đi chổ khác
vào đây không ai chú bác
một chai 'Ken', một khăn lạnh
em 19 tuổi, dạ năm thứ nhứt
tao bức xúc, mày bức xúc,
thằng ngồi bên kia dissident,
tham nhũng, đụt khoét, vấn đề là...

Xong chưa? thôi đi tăng hai.

SG, 12/2/2009

Thơ Trong Cầu Tiêu (để bảo vệ môi trường)

Jan 27, 2009
'Toilet poems' to save paper
TOKYO - POETRY in the loo can cut down on paper use too, says a Japanese group campaigning to save toilet paper as part of the country's battle against global warming.

Simply pasting a 'toilet poem' at the eye level of a person seated in the cubicle can help cut toilet paper use by up to 20 per cent, a study by the research centre Japan Toilet Labo showed.

'That paper will meet you only for a moment,' reads one poem.

'Fold the paper over and over and over again,' says another. Or just: 'Love the toilet.' Now the group is looking to have its posters displayed in 1,000 public toilets.

'We asked ourselves what we could do for the environment in the toilet?' said Ryusuke Nagahara of the Japan Toilet Labo. 'The answer is to save toilet paper and save water.'

Toilet paper use in Japan has been increasing in recent years, according to an industry body, possibly because of a rise in the number of public toilets, where people tend to use more paper.

'It's because it's free,' said an official at the Kikaisuki Washi Rengokai. 'At home, people are more inclined to scrimp.' -- REUTERS

TO NHỎ

NHỎ TO

Việt Nam là một đất nước nhỏ. Trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to (sau sáp nhập của Hà Tây).

Trong cái thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ. Trên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to.

Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to.

Các ông quan to xách những cái cặp rất nhỏ, trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to.

Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to.

Thất thoát thì rất to nhưng trách nhiệm thì rất nhỏ …

giấc mơ Obama

Ông Barack Obama và vợ tại Washington DC ngày 18.01.2009


Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ nói với BBC rằng ông hy vọng quan hệ Việt - Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama sẽ được tiếp tục củng cố, mặc dù khó có sự kiện lớn trong năm 2009.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ ngày 16/01, ông Lê Công Phụng, cựu thứ trưởng ngoại giao, cũng nói Việt Nam không có ý định trở thành đồng minh của Mỹ, mà chỉ hợp tác với sự "tôn trọng và tin cậy lẫn nhau".


BBCVietnamese.com

Diễn văn nhậm chức của ông Obama

Thưa quốc dân,

Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy thật khiêm nhường trước trách nhiệm trước mắt, biết ơn về sự tin cậy của quý vị, và nhớ về những hy sinh của tổ tiên. Tôi xin cảm ơn Tổng Thống Bush về những cống hiến của Ngài cho đất nước, về sự hào phóng và tinh thần cộng tác của Ngài trong quá trình chuyển giao này.

Bốn mươi tư công dân Mỹ đã tuyên thệ nhận chức tổng thống. Những từ ngữ được vang lên trong những thời thịnh vượng và thời bình. Và những lời tuyên thệ cũng thường vang lên trong lúc dông bão. Vào những thời khắc đó, nước Mỹ đã vượt qua, không chỉ đơn giản nhờ vào kỹ năng hay tầm nhìn của những người lãnh đạo, mà bởi Chúng Ta, Nhân Dân Mỹ đã có niềm tin vào lý tưởng của cha ông, theo đúng tinh thần của các văn bản lập quốc của chúng ta.

Niềm tin đó đúng trong quá khứ. Niềm tin đó phải đồng hành với thế hệ người Mỹ hiện nay.

Các thách thức nghiêm trọng

Chúng ta hiện đang trong giữa cuộc khủng hoảng mà ai ai cũng biết. Đất nước chúng ta đang trong thời chiến, chống lại một mạng lưới bạo lực và thù hận rộng khắp, một phần là hậu quả của thái độ tham lam, vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là hậu quả của việc chúng ta đã thất bại, không có những lựa chọn khó khăn, chuẩn bị sẵn sàng cho đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhà mất, việc không, kinh doanh đình đốn. Chi phí y tế thì quá tốn kém; chất lượng trường học khiến nhiều người thất vọng. Càng ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy cách chúng ta sử dụng năng lượng càng khiến kẻ thù của chúng ta mạnh thêm trong lúc trái đất càng bị đe doạ thêm.

Đó là các chỉ dấu về cuộc khủng hoảng, tính theo dữ liệu và số liệu thống kê. Không đo đếm được cụ thể đến vậy, nhưng cũng không kém phần sâu sắc, đó là tâm trạng mất niềm tin trên toàn đất nước - một tâm trạng sợ hãi đeo đẳng rằng sự đi xuống của nước Mỹ là không thể tránh khỏi, và rằng thế hệ kế tiếp sẽ phải hạ bớt tầm nhìn.

Hôm nay, tôi xin nói với quý vị rằng các thách thức mà chúng ta đang đối diện là rất thật. Các thách thức đó rất nghiêm trọng và có nhiều. Các thách thức đó không thể xử lý được một cách dễ dàng hay trong một thời gian ngắn. Nhưng xin quý vị hãy biết rằng chúng sẽ được xử lý.

Ngày hôm nay, chúng ta tụ hội về đây bởi chúng ta đã lựa chọn hy vọng thay vì sợ hãi, cùng hướng tới một mục tiêu chung thay vì có xung đột và bất hòa.

Ngày hôm nay, chúng ta tới để tuyên bố chấm dứt những lời than vãn vụn vặt cùng những lời hứa hẹn dối trá, những lời tố cáo lẫn nhau cùng những lời nói giáo điều nhàm chán, những thứ đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta quá nhiều.

Quốc gia dám chấp nhận rủi ro

Chúng ta vẫn là một quốc gia non trẻ, nhưng như kinh thánh nói, đã tới lúc bỏ sang một bên những điều nông nổi. Đã đến lúc tái xác nhận tinh thần kiên nhẫn của chúng ta, nhằm chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn, nhằm hướng tới món quà quý giá, ý tưởng cao đẹp vốn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Chúa trao cho mọi người quyền được bình đẳng, quyền được tự do, mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Trong khi tái khẳng định sự vĩ đại của dân tộc chúng ta, chúng ta hiểu rằng sự vĩ đại đó không bao giờ là thứ được cho không. Chúng ta đã phải giành lấy nó. Hành trình của chúng ta đi cho tới nay chưa bao giờ là một trong những con đường đi tắt hoặc một cái gì đó dễ dàng hơn. Đó không phải là con đường cho những người nhút nhát, cho những người hay ưa thích sự nhàn tản hơn là lao động, hay cho những người chỉ tìm kiếm những thú vui của sự giàu sang và nổi tiếng. Thay vào đó, chính những người dám chấp nhận hiểm nguy, những người lao động, những người làm ra các sản vật – mà một vài trong số họ là những người nổi tiếng nhưng thông thường hơn là những người đàn ông và đàn bà vô danh trong những lao động của họ - là những người đã đưa chúng ta vượt qua con đường dài đầy khó khăn gập ghềnh và dẫn chúng ta tới sự thịnh vượng và tự do.

Vì chúng ta, họ đã phải bươn chải khắp các đại dương mà trong tay chỉ có chút ít tư trang, của cải để mưu cầu một cuộc đời mới.

Vì chúng ta, họ đã phải vất vả lao động ở những công xưởng hà khắc và phải cất công định cư ở miền Tây; đã phải chịu đựng những trận đòn roi da và cấy cầy trên nền đất cứng.

Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg, Normandy và Khe Sanh.

Dấu ấn Mỹ

Hết lần này đến lần khác, những người đàn ông và đàn bà này đã tranh đấu, hy sinh và làm việc tới tận khi đôi bàn tay của họ trai sạm để chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn, Họ đã nhìn thấy nước Mỹ lớn hơn tất cả những tham vọng cá nhân, lớn hơn tất cả những khác biệt về sự sinh thành, của cải và phe phái của chúng ta gộp lại.

Đây là hành trình chúng ta tiếp tục ngày hôm nay. Chúng ta vẫn là quốc gia thịnh vượng nhất, mạnh nhất trên trái đất. Các công nhân của chúng ta không hề làm việc kém hiệu quả hơn thời điểm cuộc khủng hoảng này bắt đầu. Trí óc của chúng ta không hề kém sáng tạo, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không hề kém cần thiết hơn tuần trước, tháng trước hay năm ngoái. Năng lực của chúng ta vẫn không hề bị sút giảm. Nhưng thời của sự bảo vệ những lợi ích hẹp hòi và lảng tránh những quyết định không mấy thú vị của chúng ta - thời đó chắc chắn đã trôi qua.

Bắt đầu ngày hôm nay, chúng ta phải tự mình đứng dậy, tự phủi bụi và bắt đầu trở lại công việc tái lập nước Mỹ. Bởi vì ở bất cứ nơi đâu chúng ta nhìn vào, chúng ta sẽ thấy có việc phải làm. Tình trạng kinh tế hiện nay đang kêu gọi chúng ta hành động, can đảm và mau lẹ, và chúng ta sẽ hành động – không chỉ để tạo ra những việc làm mới, mà còn để đặt một nền móng mới cho sự tăng trưởng. Chúng ta sẽ xây dựng cầu, đường, các lưới điện và đường dây kỹ thuật số để cung cấp cho thương mại và kết nối chúng ta lại với nhau. Chúng ta sẽ khôi phục khoa học ở vị trí đúng đắn của nó, sẽ sử dụng các điều kỳ diệu của công nghệ để nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và hạ giá thành của nó. Chúng ta sẽ khai thác năng lượng từ mặt trời, từ gió và đất để cung cấp nhiên liệu cho xe hơi và vận hành các nhà máy của chúng ta. Và chúng ta sẽ chuyển các trường học, trường học phổ thông và đại học để đáp ứng các nhu cầu của một thời đại mới. Tất cả điều này chúng ta có thể làm. Tất cả những điều này, chúng ta sẽ làm.

Khôi phục niềm tin

Vào lúc này, đang có những người đặt ra các câu hỏi trước các tham vọng của chúng ta - những người này cho rằng hệ thống của chúng ta không thể kham nổi quá nhiều các kế hoạch. Trí nhớ của họ quá ngắn. Bởi vì họ đã quên rằng đất nước này đã làm được điều đó; điều mà những con người tự do, nam cũng như nữ, có thể đạt được khi trí tưởng tượng của mọi người được hòa trong một mục đích chung, điều cần thiết cho sự can đảm.

Điều mà những người hoài nghi không thể hiểu là mặt đất đang chuyển dịch dưới chân họ - là những luận điểm chính trị cũ kỹ vốn làm héo mòn chúng ta lâu nay, không còn có thể áp dụng được nữa. Câu hỏi chúng ta đặt ra hôm nay không phải là liệu chính phủ của chúng ta quá lớn hay quá nhỏ, nhưng mà là liệu nó có vận hành được hay không - liệu nó có thể giúp cho các gia đình tìm kiếm được việc làm với một đồng lương tử tế, một sự chăm sóc y tế mà họ có thể chi trả được hay tìm kiếm được một hưu bổng xứng đáng. Ở đâu mà câu trả lời là được, chúng ta dự kiến sẽ tiến tới. Ở đâu mà câu trả lời là không, các chương trình sẽ dừng lại.

Và ai trong số chúng ta đang quản lý những đồng đô-la công cộng sẽ phải thận trọng tính toán - để chi tiêu một cách khôn ngoan, phải thay đổi những thói quen xấu và phải làm công việc của chúng ta dưới thanh thiên bạch nhật – vì chỉ khi đó chúng ta mới có thể khôi phục được lòng tin hết sức quan trọng giữa người dân và chính phủ của họ.

Cũng không phải đó là câu hỏi đặt ra trước chúng ta rằng liệu thị trường là một lực lượng lành mạnh hay không. Sức mạnh của thị trường nhằm sản xuất ra của cải và mở rộng tự do là không gì sánh nổi, nhưng cuộc khủng hoảng này nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có một con mắt thận trọng, thị trường có thể xoay chuyển và đi ra khỏi vòng kiểm soát - một quốc gia không thể thịnh vượng lâu dài khi nó chỉ tạo thuận lợi cho những người giàu có. Thành công của nền kinh tế của chúng ta đã luôn luôn dựa trên không chỉ quy mô của tổng sản phẩm quốc nội của chúng ta, mà còn dựa trên tầm vóc của sự thịnh vượng của chúng ta; dựa trên khả năng mở rộng cơ hội cho tất cả những người thiện ý, sẵn lòng – không xuất phát từ lòng từ thiện ban phát, mà còn bởi vì đó là con đường chắc chắn nhất đưa tới lợi ích chung của chúng ta.

Sẵn sàng dẫn dắt

Đối với công cuộc quốc phòng, chúng ta bác bỏ sự lựa chọn giữa an toàn và các lý tưởng của chúng ta. Những bậc cha ông khai quốc của chúng ta, vốn đã từng phải đương đầu với những hiểm nguy mà chúng ta hiếm khi có thể hình dung được, đã soạn thảo ra một bản hiến chương đảm bảo pháp trị và các quyền con người, một bản hiến chương đóng góp bằng máu của nhiều thế hệ. Những lý tưởng này vẫn tiếp tục thắp sáng trên thế giới, và chúng ta sẽ không từ bỏ chúng vì những điều không thích hợp.

Và do đó đối với tất cả các dân tộc và chính phủ khác đang theo dõi chúng ta hôm nay, từ các thủ đô lớn nhất tới ngôi làng nhỏ nơi cha tôi ra đời: quý vị biết rằng nước Mỹ là bạn bè với từng quốc gia, từng cá nhân dù là nam hay nữ, từng đứa trẻ, đang tìm kiếm tương lai hoà bình và phẩm giá, và chúng ta sẵn sàng để đi đầu một lần nữa.

Hãy nhớ rằng thế hệ cha anh chúng ta đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, không chỉ bằng tên lửa và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và bằng niềm tin bền bỉ. Lớp cha anh hiểu rằng chỉ sức mạnh không thôi sẽ không thể bảo vệ nổi chúng ta, và nó cũng không cho phép chúng ta làm những gì mình muốn. Các thế hệ trước hiểu rằng sức mạnh của chúng ta lớn mạnh dần là nhờ chúng ta đã sử dụng nó một cách cẩn trọng. Nền an ninh của chúng ta được xây dựng từ sự chính danh, từ sự gương mẫu, từ sự khiêm nhường và sự biết kiềm chế của chúng ta.

Chúng ta là những người gìn giữ di sản này. Được dẫn dắt bởi những nguyên tắc cơ bản này, một lần nữa chúng ta sẽ đương đầu được với các đe doạ mới, là các đe doạ cần được đối phó bằng những nỗ lực to lớn hơn - thậm chí là cả sự hợp tác to lớn hơn cùng và sự thông hiểu hơn giữa các quốc gia. Chúng ta sẽ bắt đầu chuyển giao một cách có trách nhiệm đất nước Iraq cho người dân Iraq, và sẽ vượt lên giành giật hòa bình vốn khó giữ tại Afghanistan. Cùng với bạn cũ thù xưa, chúng ta sẽ làm việc không ngừng nhằm giảm bớt đe dọa hạt nhân và đảo ngược tiến trình ấm nóng toàn cầu. Chúng ta sẽ không xin lỗi vì cách sống của chúng ta và không do dự khi bảo vệ lối sống này. Đối với những kẻ muốn đạt mục tiêu bằng cách khủng bố và giết người vô tội, thì các người hãy nghe đây: tinh thần của chúng ta mạnh hơn của các người, các người không thể bẻ gãy ý chí của chúng ta, các người không thể tồn tại lâu chúng ta, và chúng ta sẽ đánh bại các người.

Kỷ nguyên hoà bình

Chúng ta biết rằng di sản của chúng ta là sức mạnh chứ không phải là sự yếu đuối. Chúng ta là một quốc gia của người Thiên Chúa Giáo và người Hồi Giáo, người Do Thái giáo và người Ấn giáo, và của cả những người không tôn giáo. Chúng ta được hình thành bởi các ngôn ngữ và văn hóa hội về từ khắp nơi trên trái đất. Từng đã trải qua vị đắng của nội chiến và tệ phân biệt màu da, từng trỗi dậy từ thời kỳ đen tối đó để trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn, chúng ta tin rằng rồi sẽ đến ngày nỗi thù nghịch cũng qua đi, làn phân ranh giữa các bộ tộc sẽ không còn; khi thế giới này trở nên nhỏ bé hơn, lòng nhân hậu sẽ ngự trị và Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò mở ra một kỷ nguyên mới, hoà bình.

Đối với thế giới Hồi giáo, chúng ta tìm hướng đi tới mới, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau. Đối với các nhà lãnh đạo đang muốn gieo rắc xung đột hay đổ lỗi cho phương Tây gây ra những tệ nạn trong xã hội của họ - quý vị hãy hiểu rằng người dân sẽ đánh giá dựa trên những gì quý vị xây chứ không phải những gì quý vị phá. Đối với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lịch sử, nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị biết từ bỏ nắm đấm.

Đối với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi cam kết sẽ sánh vai cùng quý vị để giúp các trang trại xanh tươi, để dòng nước sạch được tuôn trào, để nuôi dưỡng những sinh linh đói khát. Và đối với những quốc gia được hưởng sự đầy đủ như chúng ta, chúng ta nói với họ rằng chúng ta không thể tiếp tục thờ ơ với những nỗi thống khổ phía bên ngoài biên giới, cũng không thể tiếp tục sử dụng tài nguyên thế giới mà không quan tâm gì tới những ảnh hưởng kéo theo. Thế giới đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo.

'Nghĩa vụ'

Khi chúng ta cân nhắc con đường phía trước, chúng ta tưởng nhớ với lòng biết ơn khiêm nhường trước những người Mỹ dũng cảm, vào chính lúc này đây, đang tuần tra các sa mạc, rặng núi xa xôi. Họ có cái để nói với chúng ta, giống như những anh hùng gục ngã tại Arlington đã thì thầm từ bao thời đại. Chúng ta vinh danh họ không chỉ vì họ là những người bảo vệ tự do của chúng ta, mà còn vì họ hiện thân cho tinh thần phục vụ; sẵn sàng tìm ý nghĩa trong những điều lớn hơn bản thân họ. Và chính trong khoảnh khắc này - một khoảnh khắc sẽ định hình cả một thế hệ, chính tinh thần này phải hiện hữu trong tất cả chúng ta.

Vì cho dù chính phủ có thể làm gì và phải làm gì, quốc gia này chung cuộc là nhờ vào niềm tin và quyết tâm của nhân dân Mỹ. Đó là sự tử tế đùm bọc người xa lạ khi những con đê bị vỡ, là sự vị tha của những công nhân thà làm bớt giờ chứ không để bạn mình mất việc, chính chúng sẽ đưa ta qua những giờ đen tối nhất. Chính là sự dũng cảm của nhân viên chữa cháy băng qua cầu thang đầy khói, chính là bậc cha mẹ sẵn lòng chăm sóc con, mà quyết định số phận của chúng ta.

Các thách thức của chúng ta có thể là mới mẻ. Các công cụ mà chúng ta dùng để đối phó có thể là mới mẻ. Nhưng các giá trị đã dẫn đến thành công của chúng ta - sự trung thực và chăm chỉ, dũng cảm và công bằng, khoan dung và tò mò, trung thành và lòng yêu nước - những điều này là cũ. Những điều này là có thật. Chúng đã là lực đẩy âm thầm cho tiến bộ xuyên suốt lịch sử của chúng ta. Điều đang đòi hỏi chúng ta là quay về với những sự thật đó.

Điều đòi hỏi chúng ta lúc này đây là một kỷ nguyên mới của trách nhiệm, một sự thừa nhận của từng người Mỹ rằng chúng ta có nghĩa vụ với chính bản thân, quốc gia, và thế giới; những nghĩa vụ mà chúng ta không phải miễn cưỡng chấp nhận mà sẵn sàng nắm lấy, với hiểu biết chắc chắn rằng không có điều gì làm tinh thần thỏa mãn, phản ảnh tư cách của chúng ta cho bằng cống hiến trọn vẹn cho một sự nghiệp khó khăn.

'Món quà của tự do'

Đây là giá và sự hứa hẹn của quyền công dân.

Đây là nguồn gốc của niềm tự tin, sự hiểu biết rằng Thượng Đế trông cậy vào chúng ta để định hình một định mệnh chưa chắc chắn.

Đây là ý nghĩa của tự do và tôn giáo của chúng ta - là vì sao mọi người, nam, nữ, trẻ em thuộc mọi chủng tộc và tín ngưỡng có thể cùng nhau chào đón tại quảng trường quốc gia vĩ đại này và vì sao một người có cha cách đây gần 60 năm có thể không được phục vụ tại một nhà hàng địa phương mà nay đứng trước mặt quý vị để đọc lời thề thiêng liêng nhất.

Vậy chúng ta hãy đánh dấu ngày này bằng cách nhớ lại chúng ta là ai và chúng ta đã đi xa thế nào.

Vào năm Hoa Kỳ ra đời, trong những tháng lạnh nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước chụm lại bên nhau bên cạnh đống lửa gần tàn trên bờ dòng sông băng giá. Thủ đô đã bị bỏ lại. Kẻ thù đang tiến tới. Tuyết loang lỗ vết máu. Vào thời điểm khi kết quả cuộc cách mạng rơi vào hồ nghi, vị cha già của quốc gia ra lệnh đọc cho mọi người những lời này:

“Hãy nói cho thế giới tương lai... rằng trong mùa đông giá lạnh nhất, khi chỉ còn lại hy vọng và nghị lực... thì thành phố và đất nước, lo lắng trước mối nguy hiểm chung, đã tiến lên để đối đầu.”

Nước Mỹ ơi. Giữa những nguy hiểm chung, trong mùa đông gian khó của chúng ta, hãy nhớ những lời bất tử này. Với hy vọng và nghị lực, chúng ta hãy một lần nữa can đảm vượt qua dòng nước băng giá và chịu đựng bất cứ cơn bão nào sẽ đến. Hãy để con cháu chúng ta nhắc lại rằng khi chúng ta bị thử thách, chúng ta đã chối từ không để cuộc hành trình phải ngừng lại, rằng chúng ta không quay lui hay ngập ngừng, và với con mắt chăm chú nhìn vào chân trời và với ân phước của Thượng Đế ban cho, chúng ta mang theo món quà của tự do và chuyền lại bình an cho các thế hệ sau.

Cảm ơn quý vị. Thượng đế ban phước lành cho quý vị. Và Thượng đế ban phước lành cho nước Mỹ.



chuyện thằng cuLu, chuyện bác Việt kiều

Thằng cu nhà Cu Lu đi học về. Vừa vào nhà nó khóc òa...Cu Lu chạy ra hỏi:
- Sao con khóc?
- Oan cho con quá...
- Sao vậy?
- Giờ toán, cô giáo hỏi con: "Hai cộng hai bằng mấy?". Con bảo bằng bốn. Cô giáo hỏi tiếp: "Thế hai nhân hai bằng mấy?"...
Cu Lu buột miệng:
- Thế thì khác ...éo gì?
- Vâng, con cũng trả lời như bố... thế mà cô giáo cho con không điểm. Đến giờ thể dục, thầy giáo hô: "Nhấc chân trái lên". Một lúc sau thầy hô tiếp: "Nhấc chân phải lên"...
Cu Lu lại buột miệng :
- Thế thì đứng bằng cái con c... à ?
- Thì con cũng nói như thế. Thầy liền cho con không điểm... Đến giờ văn, cô giáo bảo con: "Em hãy đặt 1 câu có từ "cô giáo"". Con liền trả lời: "Cô giáo là cave". Thế là cô giáo...
Cu Lu ngắt lời:
- Địa chỉ nhà cô ở đâu?

Câu chuyện'' mất dạy'' như thế có phải thật không ? còn câu chuyện sau thì người kể cứ đinh ninh ''Sự thật 100%'' :

Một anh trai Việt kiều ra tham Hà nội phố, đang di lang thang bờ hồ thì gặp một anh bán postcard léo nhéo đũ thứ tiếng ngoại quốc mời chào: Hello! Sayonara ! cỏn tùng wa~,,, Bla. bla...Lắc đầu mãi không ăn thua, anh đành nói: ''Không mua đâu, Việt nam đây.''
- "Vậy mà nẫy giờ đéo chiệu mở mồm ra !''
Bực mình lắm nhưng không biết làm sao, anh lại tiếp tục đi. Được một quản lại gặp thằng đánh giầy theo léo nhéo, nhưng anh việt kiều cũng không vừa:
-''Đây răng còn đéo đánh, nữa là giầy ! ... Mà nó có tội tình gì mà mày đòi đánh nó ? ''
Đi được một quản lại gặp một thằng đánh giày khác:
-''Để tao gọi thằng vừa đánh xong cho tao lại. Ý mày bảo là nó đánh không sạch chứ gì ?''
Đi được một quản thì một thằng mời kẹo cao su:
-'' mày thấy răng tao giả, mày mời đểu đấy à ?''
Tưởng thế là yên, anh trai cười mản nguyện và bước tiếp. Đi được một quản thì một thằng lái xe ôm lạng đến: '' Anh giai ở tận đâu, đàn em xin đưa về tận cổng. ''
-'' Nhà tao ở ngay tháp rùa giữa hồ gươm đấy. Phải đưa đến tận cổng nhá !''
Chả hiểu sao những cái chuyện mất dạy như thế này em lại thấy nó vui vui nên em sưu tầm gởi các bác ngâm cứu thêm.

tuan
Xin vào link sau đây để đọc bài liên quan:
http://www.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/20081230.85897/20081230.58655/20090109.74399.html

Lê Minh Phiếu

Một trong những sự kiện đáng ghi nhớ của năm 2008 là vụ thanh niên Việt nam biểu tình phản ứng trướt hành động bành trướng trên biển Đông của Trung Quốc. Nhân vật gây ấn tượng tốt đẹp nhất trong sự việc này là bạn trẻ Lê Minh Phiếu. Xin mời theo giỏi bài viết công phu và tâm huyết sau đây. Và theo đường link để vào blog MinhBien dọc các bài khác. Rất hay.

- Minh Biện - http://www.minhbien.org -

Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Posted By Lê Minh Phiếu On January 11, 2009 @ 8:21 am

Xin giới thiệu với bạn đọc Minh Biện bản thảo của bài báo do anh Dương Danh Huy và tôi cùng viết, đăng trên Tuần Việt Nam vào ngày 11/1/2009.

[1] http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index.aspx

Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Lê Minh Phiếu và Dương Danh Huy ([2] Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)


Ngày nay Việt Nam đang đối diện với tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam của Trung Quốc. Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi gần như toàn bộ Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Chủ trương tiến công trên biển có một không hai trong lịch sử thế giới này xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền trên biển của Việt Nam. Nó đe doạ trầm trọng đến kinh tế, giao thông, quốc phòng không chỉ cho thế hệ chúng ta mà còn cho muôn vàn thế hệ sau. Có thể nói chủ trương này nguy hiểm không kém bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử giằng co giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc hàng nghìn năm qua.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympics trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.

Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.

11_bandolon2

Các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này.


Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp chống trả hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải chống trả với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Chống trả có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.

Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.


Cần một tư duy Biển Đông

Ở Trung Quốc, sau thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” mà nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải bành trướng ra ngoài, mà giong buồm ra biển. Kết cục, sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tầu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế môn tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi họ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc vượt trội ta về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, tính nhất quán và sự tích cực.

Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung chúng ta vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.


Chiến lược ngoại giao và truyền thông

Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dung biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “đánh hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đưỡng lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung, dựa trên những nguyên tắc mà Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã đề ra và đăng trên Thời báo Manila (Philippines). Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế. Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[3] [1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[4] [2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[5] [3].

Trong thời kỳ 1954 – 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không có một hiệp định biên giới nào ký với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, mà chỉ có những tuyên bố đơn phương.

GS Monique Chemillier-Gendreau cho rằng những tuyên bố đơn phương này không có hiệu lực vì lý do thẩm quyền lãnh thổ và vì lý do hoàn cảnh chiến tranh[6] [4].

Mặc khác, nếu như bỏ qua lập luận trên thì, theo luật quốc tế, không có một nguyên tắc pháp lý nào có thể làm cho những lời tuyên bố đơn phương có một tính chất ràng buộc, ngoại trừ nguyên tắc “estoppel”[7] [5]. Nhưng, theo TS Từ Đặng Minh Thu, những tuyên bố đó không hội đủ các điều kiện và các yếu tố mà nguyên tắc estoppel đòi hỏi[8] [6]. Do đó chúng không ảnh hưởng tới chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, theo các lập luận trên, đối với thời kỳ 1954 – 1975, không tồn tại một quy tắc pháp lý nào làm cho Việt Nam mất chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam đã có trước 1954.

Dẫu sao, các nhà luật học Việt Nam cũng nên nghiên cứu thêm về học thuyết estoppel và về những nguyên tắc pháp lý khác có thể được áp dụng cho các sự kiện trong thời kỳ 1954-1975. Trong thời gian đó, Việt Nam cũng phải chống lại việc Trung Quốc lợi dụng những sự kiện này để tuyên truyền.


Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép về việc giải quyết tranh chấp đối với Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.


Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc

Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, chưa bao giờ Việt Nam phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”[9] [7]

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.

***
Ngày nay Việt Nam đứng trước một sự đe doạ khổng lồ. Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngàng càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng và có thể sẽ vĩnh viễn. Chúng ta phải tích cực chống lại sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.


[10] [1] Monique Chemillier-Gendreau, “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Kluwer Law International, ISBN 9041113819, 2000, trang 80, có thể đọc tại [11] http://books.google.co.uk/books?id=58q1SMZbVG0C&pg=PP1

[12] [2] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 136.

[13] [3] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 139.

[14] [4] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 130.

[17] [6] Từ Đặng Minh Thu, tài liệu đã dẫn.



B'lao hiền quá đi

B'LAO – bản sắc của bình yên

Từng là nơi được người Pháp xây dựng thành vùng trồng trà nổi tiếng Đông Dương từ thập niên 40 của thế kỷ trước, B'Lao – cái cửa ngõ của cao nguyên Lâm Viên là một vùng thị tứ được quy hoạch một cách thoáng đãng, tương thích với địa hình núi đồi. Ở đó, khí hậu mát mẻ luôn ưu đãi. Một khung cảnh cây cỏ chập chùng. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, nhà ở... hài hoà thiên nhiên, xinh xắn và gần gũi. B'Lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng) một điểm dừng chân trên những chuyến rong chơi cao nguyên.

Nguyễn Vinh thực hiện


Một công trình thuộc hình thái kiến trúc thuộc địa từ thời Pháp nay vẫn được sử dụng làm nhà thiếu nhi

Một góc nhà thờ trong đêm mùa đông


Dốc nhà thờ

Ru Ta Ngam Ngui - Khanh Ly

Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi...









Ngày 02.01.2009 Giờ 07:52

Hương Thanh

Sự hãnh diện khăn đóng – áo dài

Cuộc trò chuyện với SGTT diễn ra ngay trước buổi biểu diễn kỷ niệm 25 năm đi hát của ca sĩ Hương Thanh, giọng ca được người Châu Âu biết đến bên cạnh nghệ sĩ nhạc Jazz người Pháp gốc Việt Nguyên Lê. Người phụ nữ ấy với chiếc áo dài khăn đóng đã đem dân ca Việt đến với cả triệu người trên thế giới

Năm 2007 chị vừa nhận giải thưởng của France Musique về dòng nhạc dân tộc, sau một thời gian dài kênh phát thanh chuyên về âm nhạc này theo dõi bước đường nghệ thuật của chị. Còn năm 2008, chính chị sẽ hát trong một chương trình đặc biệt quan trọng để kỷ niệm con đường nghệ thuật của mình. Chị kể gì về con đường 25 năm đó với mọi người?

Những ngày mới qua Pháp rất khó khăn, tôi từng phải bỏ học để đi làm kiếm sống và phụ giúp gia đình. Ngày đó mới 17 tuổi, vừa học xong nhạc ở Việt Nam, chưa ra nghề thì đã đi. Lúc đó buồn thảm lắm, cứ nghĩ là mộng thành nghệ sĩ chắc tiêu tan. Nhưng tôi tin ai cũng có số mệnh cả... Ngay sau khi nhận được giải thưởng, tôi và một số người của đài radio France Musique đã có ý định làm một buổi trình diễn để khán giả Âu châu xem Hương Thanh, qua một khía cạnh khác ngoài nhạc dân ca pha trộn với nhạc jazz. Đồng thời, buổi trình diễn cũng đánh dấu những khoảng thời gian trước và sau này về giai đoạn âm nhạc của tôi. Tôi liên lạc với nhiều nghệ sĩ và rất may mắn vì tất cả đều hưởng ứng tới diễn chung. Đó không phải một đại nhạc hội như thường thấy, mà là Hương Thanh với những nghệ sĩ mà Hương Thanh đã từng diễn chung. Bắt đầu là tiếng ầu ơ ru con với đàn bầu, sau đó là 10 phút cải lương xã hội nói về tình chị em mà chị gái tôi – nghệ sĩ Hương Lan từ Mỹ qua để ủng hộ tinh thần cho tôi trong buổi diễn này.

Rất ít khán giả Việt Nam của chị biết rằng chị chính là em gái của ca sĩ hải ngoại Hương Lan?

Vâng, đêm 21.12 cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời nghệ sĩ của mình, tôi rất hân hạnh được hát chung với chị gái Hương Lan. Trong chương trình ấy tôi cũng diễn cải lương, trích đoạn vở Câu thơ yên ngựa của Thanh Tòng. Mục đích chính, tôi muốn nhắc khán giả châu Âu biết đến nguồn gốc của gia đình Hương Thanh. Từ trong đáy lòng, tôi rất hãnh diện là con của cố nghệ sĩ Hữu Phước và là em gái của nghệ sĩ Hương Lan. Tôi cũng cùng chị Hương Lan hát chung một tiết mục nhạc vàng nữa, để mọi người thấy nhạc vàng soạn đẹp thì cũng là rất đẹp. Và đó cũng là một thể nhạc được yêu chuộng rất nhiều!

Đó là một bất ngờ, vì mọi người biết Hương Thanh nhiều hơn là một nghệ sĩ dân gian hiện đại với nhạc jazz của Nguyên Lê.

Đúng rồi. Những tiết mục này tôi đã từng hát và diễn từ hơn 20 năm về trước, ở mọi nơi tại nước Pháp trong mọi hình thức. Từ những dịp lễ tết Việt Nam, trước cả khán giả Việt Nam và Pháp. Phần hai, tôi mới giới thiệu đến những tiết mục của 15 năm sau này, khi tôi đã gặp gỡ những nhạc sĩ tài năng Nguyên Lê, Michel Alibo, Karim Ziad, Renaud Garcia-Fons, François Verly, Pierre Olivier Govin, Alex Tran.

Như vậy phải nói rằng, chị mất 10 năm để tìm ra con đường thênh thang cho giọng hát của mình, gắn dân ca với một ngôn ngữ âm nhạc hiện đại mới?

Tôi không cho đó là mất. Tôi chỉ cảm nhận rằng, mặc dầu mình học nhạc từ nhỏ ở Việt Nam, từ cổ nhạc tới tân nhạc, nhưng dịp may lúc đó chưa đến để được bước lên sân khấu. Vì tôi là con của một gia đình nghệ sĩ rất nổi tiếng cả cha và chị gái, nên không ai có thì giờ để ý đến những người con khác. Tôi nghĩ, đó cũng là cái hay vì không hẳn tất cả những đứa con của cha mình đều phải thành nghệ sĩ. Từ sở thích đến quyết định khả năng thành công còn kèm theo sự may mắn. Dĩ nhiên, là con và em gái của những nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã là một phần may mắn rồi, nhưng cũng phải cộng thêm sự cố gắng của bản thân mình tới đâu nữa.

Sự thành công của chị rất đặc biệt. Chị hát nhạc jazz bằng tiếng Việt, hát dân ca của quê hương chúng ta. Chị đã làm cách nào để truyền tải thông điệp về nội dung vốn rất sâu sắc của dân ca đến với khán giả ngoại quốc?

Không phải dễ mà có chỗ đứng và mọi người chú ý tới mình. Phần lớn đều phải nổi tiếng trước ở Việt Nam. Thế hệ anh chị hát tân nhạc Việt Nam ở Pháp và Mỹ rất nhiều, đã có những chỗ đứng vững chắc. Những thế hệ đi sau như tôi rất khó để có một chỗ đứng như các anh chị. Tôi lớn lên trong một gia đình cổ nhạc. Chị Hương Lan từng gởi tôi theo học cả cổ nhạc với thầy Út Trong và cũng được học tân nhạc với thầy Duy Khánh, Bảo Thu từ bé. Năm 17 tuổi, tôi qua Pháp. Tại Radio France, tôi mới bắt đầu tự tạo cho mình một thế giới riêng. Phần đông khán giả vẫn nghĩ tôi người ngoại quốc. Khi hát trước khán giả, tự tôi tưởng tượng trong khán phòng, tất cả đều là người Việt và cứ thế tôi hát hết tấm lòng của mình… Thường thường, tôi giải thích bằng tiếng Pháp trước khi hát từng bài để họ biết trước, và bắt đầu đi sâu vào giọng hát. Một mình hát cho người ngoại quốc cả một chương trình dài hai tiếng không hề dễ, bởi tôi rất hay để đầu óc của mình vào một thế giới khác.

Dường như giọng hát của chị đã là một thứ nhạc cụ đặc biệt để truyền tải âm nhạc?

Đó cũng là một cách truyền tải như câu hỏi. Vì khi tôi cất tiếng hát trước khán giả ngoại quốc, trước mắt tôi là cả một sự hãnh diện từ khăn đóng và áo dài. Tôi đã và đang khẳng định cái đẹp từ lời ca tiếng hát, đến đi đứng và trang phục. Đó là Việt Nam.

Đó là lý do hình ảnh “áo dài khăn đóng” luôn gắn bó với chị?

Tôi thích mặc áo dài lắm, vì ở bên này chỉ có bước lên sân khấu tôi mới có dịp mặc được. Và những chương trình tôi hát, đối với tôi hình ảnh của mình lúc nào cũng là đại diện cho Việt Nam nên tôi không cho phép mình trình bày theo cách khác.

Ngay ở Việt Nam, không phải nghệ sĩ nào cũng có thể hát tốt dân ca cả ba miền. Với chị, dường như điều đó không khó và chị có một cách cảm nhận dân ca riêng?

Thầy dạy nhạc khi trước của tôi là người Huế nên tôi phần nào ảnh hưởng từ thầy. Dân ca miền Bắc tôi tự học qua CD. Còn giọng miền Nam là tự nhiên thôi. Cá nhân tôi có một cách suy nghĩ rất tự tin, dù mình không thể nào phát âm đẹp như ca sĩ gốc Trung, Bắc nhưng quan trọng nhất tôi đem tâm hồn mình đi theo dòng nhạc. Tôi biết mình còn phải học hỏi mãi với nghề này. Nhưng tôi yêu âm nhạc và tâm hồn Việt Nam, mỗi bài ca đều là những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi ở Việt Nam… Giai điệu dân ca mỗi miền khác nhau, khán giả ngoại quốc đi xem phần đông đều có trình độ nghệ thuật hết cả nên họ biết phân biệt cảm xúc, âm nhạc và tuỳ sở thích. Với tôi, được hát là giãi bày tâm sự. Khi khán giả yêu thích giọng hát Hương Thanh, thì tôi đã thành công rồi. Phát âm không còn quan trọng, mà quan trọng là cảm xúc và phần trình diễn nhạc cụ…

Nếu được lựa chọn, chị có muốn thay đổi điều gì trong quãng đường đã qua của mình không?

Không có gì phải thay đổi cả. Từ bé, tôi đã chọn con đường nghệ thuật. Thường thì làm văn hoá không dư giả gì, nhưng tôi hạnh phúc vì tôi được làm điều tôi yêu thích. Chỉ tiếc những đoạn đường đã qua, vì sự thay đổi nơi sống đã làm tôi mất rất nhiều thời gian, cắt đứt con đường nghệ thuật của mình một quãng đời. Điều hối tiếc lớn nhất là ba tôi không còn nữa. Trong mười đứa con của ba chỉ có hai người kế nghiệp. Ba không còn nhìn thấy và hãnh diện với niềm hạnh phúc của tôi hôm nay.

Người Việt rất tự hào có chị và Nguyên Lê như những sứ giả truyền bá cổ nhạc và dân ca Việt Nam.

Tôi rất mừng và cảm ơn lời khen vừa rồi. Tôi không dám nghĩ mình là sứ giả đâu, chỉ thấy niềm vui không tả nổi với những thành công do mình tạo ra. Đó là niềm mơ ước được vào nghề ca hát như ba và chị đã thành. Tôi dù không giàu có về vật chất nhưng rất giàu tình cảm, luôn cố sống thật giản dị với sự thành công, để hãnh diện khi nghe người ngoại quốc khen nhạc Việt đẹp là đã đủ hạnh phúc.

Lần đầu gặp Nguyên Lê, chị có mất nhiều thời gian và công sức để thích nghi với những bản hoà thanh mới mẻ của anh ấy không?

Năm 1994, lần đầu tiên tôi gặp được Nguyên Lê. Khi làm việc với anh ấy, không bao giờ tôi nghĩ mọi chuyện dễ dàng cả. Nhưng tính tôi cứng đầu, thích học hỏi và rất tò mò. Chính tính cách ấy mà từ năm tám tuổi tôi cũng từng vừa học cổ nhạc, vừa học tân nhạc và cả học kịch nữa. Nhạc jazz hoặc bất cứ một dòng nhạc nào khác, tôi cũng thích được học và tìm nghe để biết tại sao nó hấp dẫn. Cũng giống như bất cứ mọi thứ khác, nếu người nghệ sĩ sáng tác giỏi, hoà âm xuất sắc thì với thời gian mình cũng sẽ thích. Và khi thích mình sẽ hát thành công. Người nghe cũng vậy thôi.

Ai là người chủ động tìm kiếm tác phẩm từ vốn dân ca phong phú cho các sản phẩm của chị và Nguyên Lê?

Tôi là người tìm kiếm và chọn bài trong tất cả album của tôi, do Nguyên Lê soạn nhạc. Tôi biết nếu muốn nói về dân ca Việt mà mình chỉ có hát dân ca Nam bộ thì quá thiếu sót nên cố gắng tập một mình, chọn lựa những bài mình thích và cảm được, đem tới để Nguyên Lê soạn hoà âm. Và khi hát, tôi phải giải thích nội dung từng bài để Nguyên Lê hiểu, soạn theo nội dung buồn vui. Tiết tấu từng tác phẩm hoàn toàn do tài năng và trí tưởng tượng của Nguyên Lê.

Đĩa nhạc của chị và Nguyên Lê trở thành những sản phẩm định hướng cho nhiều nghệ sĩ trong nước. Chị và Nguyên Lê biết điều này chứ?

Tôi chỉ biết một phần thôi, chắc Nguyên Lê biết rõ hơn. Rất tiếc, tôi chưa có nhiều dịp theo dõi các nghệ sĩ đi theo hướng này ở Việt Nam. Chiều hướng này rất đặc biệt, vì Nguyên Lê sinh trưởng và lớn lên ở Pháp, hấp thụ từ nhỏ nền văn hoá châu Âu. Còn tôi sinh ra ở Việt Nam, hấp thụ văn hoá châu Á. Đĩa nhạc của chúng tôi là sự gặp gỡ của hai nền văn hoá đó. Có thể, khó khăn mà nghệ sĩ Việt Nam sẽ gặp phải là làm sao có được cái nhìn của người Âu châu dù rằng không sinh trưởng nơi đó. Nhưng tôi hy vọng rằng với khả năng của các nghệ sĩ bên nhà, cũng sẽ đạt như ý muốn mà thôi.

Trân trọng cảm ơn chị.

thực hiện Bạch Vân ảnh Nathalie Roze

30 Năm Trước

30 Năm Trước, Tự Sự Của Một Người Từng Là Lính
bài lấy từ Osin'sblog

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi vừa vào đến cổng trường, chúng tôi nhận được tin: Vào lúc mờ sáng, “Trung Quốc đã đem quân bắn giết dọc theo Biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta”. Sáng ấy, nhiều đứa trong chúng tôi đi thẳng từ trường phổ thông đến ủy ban nhân dân xã. Chúng tôi đăng ký nhập ngũ mà không kịp nói một câu với chính cha mẹ của mình.

“Quân bành trước Bắc Kinh” đã kéo chúng tôi từ lớp học ra thẳng chiến trường. Nhưng, không hiểu sao nhà trường hôm nay, lại không nói gì về cuộc chiến tranh kéo dài thế giằng co hơn 10 năm ấy. Ba mươi năm trước, những “đàn trẻ nhỏ”, chạy “từ Biên giới về”. Ba mươi năm sau, những đứa trẻ ấy lớn lên và biết: Tháng 4/1956 nhân khi quân Pháp vừa rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc, lúc này đã trở thành “xã hội chủ nghĩa anh em”, chiếm đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Ngày 19-1-1974, sau khi Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ và sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc, vẫn đang là “xã hội chủ nghĩa anh em”, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết 58 chiến sỹ Hải Quân Sài Gòn, chiếm đảo. Ngày 14-3- 1988, Trung Quốc lại tấn công một số đảo đá của Trường Sa giết hại 74 người lính Hải quân Việt Nam và, từ đó, chiếm luôn những hòn đảo ấy.

Rồi. Ngày 12-11-2008, Trung Quốc tuyên bố đầu tư 29 tỷ USD cho một dự án “khảo sát và khai thác Biển Đông”. Trong đó, bao gồm cả những biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ. Bốn tháng trước, 7-2008, khi hãng dầu khí Mỹ, ExxonMobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn, Trung Quốc đã gây áp lực với ExxonMobil để họ phải rút lui. Năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Chỉ hai năm sau khi họ ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone ở vùng Vũng Mây-Tư Chính. Tàu Trung Quốc “đi lại nghênh ngang” ngoài Biển Đông, trong khi, các dự án của Việt Nam thì phải cay đắng rút lui mà không làm gì được.

Thế hệ chúng tôi, lớn lên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, có nhiều sự kiện xảy ra ở Thủ đô, ở Biên giới và ngoài Biển mà chúng tôi không hề được biết. Chúng tôi vẫn hát về Mao Trạch Đông như “mặt trời lên” khi mà “Bác Mao” lần lượt đem quân chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa. Chúng tôi hát, “núi liền núi, sông liền sông” khi mà nhiều ngọn núi, khúc sông đã không còn nữa. Cho đến ngày 17-2… Được cầm súng, được “vạch mặt, chỉ tên” quân xâm lược cũng là hạnh phúc. Cho dù, nhiều khi ngẫm lại, sự thật chỉ được thông tin vừa lúc, đủ để chúng tôi tất tả lên đường.

Không như chúng tôi, các bạn trẻ hôm nay không ngồi chờ nhà trường “mớm” cho gì thì biết nấy. Nhưng bi kịch của họ lớn hơn… Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.

Khi tôi đang viết entry này thì đọc được trên blog Nông Dân Gió Lào, người Trung Quốc sẽ tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Hà Nội, dự kiện bế mạc vào ngày 17-2 năm nay. Nông Dân Gió Lào cũng dẫn tin trên Vietnamnet nói rằng, năm 2004, người Trung Quốc cũng đã tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Đà Nẵng, khai mạc đúng vào ngày 19-1. Năm ấy, họ kết 30 cụm hoa đăng, theo Nông Dân Gió Lào, ứng với 30 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một huyện đảo thuộc về Đà Nẵng (19/1/1974- 19/1/2004). Có thể bởi “tình đồng chí” mà khi cấp phép, chính quyền địa phương đã không quan tâm lắm đến sự trùng hợp này. Nhưng, Nông Dân Gió Lào cho rằng các “chú Tàu” thì không làm gì “ngẫu nhiên”, kể cả việc, hồi cuối tháng 11, họ cho tàu mang tên Trịnh Hòa, người mà họ nói là đã phát hiện ra Hoàng Sa và Trường Sa, cập vào Đà Nẵng.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm mấy đảo đá ở Trường Sa. Việt Nam chuyển sang đường lối quan hệ “đa phương”. Thật may mắn là Việt Nam đã không rơi vào tình thế “đơn phương” với một gã khổng lồ vừa đánh trộm vừa xưng là “anh em, đồng chí”.

Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn. Nhưng, sự “bồng bột” của dân cũng cần thiết để sự thật, đôi khi, có cơ hội phơi bày. Người dân không bao giờ muốn chiến tranh, vì nếu nó xảy ra, chỉ có họ mới là người ra trận. Tôi đã nói chuyện với nhiều người dân ở Biên giới hồi tháng 3-1979. Tôi có nhiều người bạn là lính ở sư đoàn đóng quân tại Lạng Sơn trong ngày 17 tháng 2. Cái mà chúng ta nói là “chiến thắng” cũng đã phải trả bằng đầu rơi máu chảy.

Tôi có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh, biết câu chuyện Khmer Đỏ chống lại Việt Nam chỉ 2 tuần sau khi nhờ Việt Nam mà có trong tay quyền bính. Biết, sau lưng Pol Pot có bàn tay của ai. Nhưng, tôi cũng đã gặp nhiều người Việt-Gốc-Hoa, trong số hơn 675 nghìn người Việt-Gốc-Hoa phải ra đi trong những năm sau 75, 78. Nhiều người lúc ấy không biết tiếng Hoa, nhiều người đã từ lâu coi mình là dân Việt. Nhiều người khi rời Việt Nam đã không chọn Trung Quốc như là tổ quốc. Vận nước, phải chăng đã không tránh được thế đối đầu? Trung Quốc năm nào cũng nhắc lại cuộc chiến 17-2-1979, tại sao Việt Nam lại không bàn về nó một cách công khai và rút ra bài học cho mình.

Tôi có mặt ở Hồ Gươm vào cái đêm bóng đá Việt Nam thắng Thái Lan ở lượt đi (24-12). Có mặt trên đường phố Sài Gòn ngay sau khi bóng đá Việt Nam vô địch (28-12). Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này. Ngay từ thế kỷ 19, khi mà lãnh thổ của một quốc gia vẫn còn có thể mở rộng bằng chinh phục, Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888, đã nói: “Dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp”. Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (1982) cũng tái khẳng định tinh thần này. Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi sục sôi tiến về Biên giới, đảo vẫn mất mà đất nước lặng im. Thầy giáo dạy sử ở trường lặng im. Báo chí văn chương lặng im… Tôi không rõ không khí ở trong các phòng họp căng thẳng ra sao. Chỉ biết, nếu ngồi đó, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng. Chỉ có sát cánh với nhân dân mới có thêm sức mạnh, đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ.

Tuesday January 6, 2009 - 04:32pm (ICT)