Calisto




Hào quang của đội bóng không ngôi sao
Lao Động số 303 Ngày 30/12/2008 Cập nhật: Thứ Ba, 30/12/2008 - 9:14 AM
HLV Calisto.
(LĐ) - Ngày ông Calisto chân ướt chân ráo nhận lời mời của bầu Thắng và bay từ Bồ Đào Nha sang VN, ông thú thật mình không biết gì về bóng đá VN, nhưng có thể xây dựng một lối chơi mang "chất" VN.

Ông nhận một đội Gạch không ngôi sao và thuộc dạng trung bình yếu của bóng đá VN, đá giải hạng Nhất và ngay mùa giải đầu đã lên hạng (2001-2002). Sau đó, ông tiếp tục gắn bó với Gạch và đưa Gạch lên ngôi vô địch cùng chức Siêu cúp và Cúp Quốc gia trong hai mùa 2005 và 2006.

Thời đấy cũng là một Gạch Đồng Tâm không ngôi sao, hay nói đúng hơn là không có chỗ cho những ngôi sao buộc đội bóng phải phục vụ mình, mà tất cả phải vì lối chơi tập thể.

Phương pháp ấy cũng được Calisto "gắn" với đội tuyển VN khi ông đổi tay cho A.Riedl. Ông giữ một tập thể nhiều sao và hàn gắn thêm với những cầu thủ trẻ mới được tôi luyện ở V-League, ở hạng Nhất qua cái nhìn của ông vào nhào nặn.

11 trận giao hữu và đá giải giao hữu không thắng, ông Calisto có lúc như ngồi trên lửa bởi áp lực quá lớn, trong khi ông vẫn kiên quyết thực hiện một lối chơi phối hợp nhỏ, nhóm và trung thành với bóng ngắn hoặc chỉ ở cự ly trung bình, hạn chế dùng sức mạnh.

Lối chơi mang đậm chất Latinh vốn là "đặc sản" của bóng đá VN trước đây đã được trả về cho các cầu thủ VN, dù có lúc ông bị phê phán là xây dựng đội bóng không thủ lĩnh và làm mất dần đi những ngôi sao.

Đội tuyển VN tại AFF Cup đã hiện hữu là một đội bóng không ngôi sao hay nói đúng hơn là vai trò ngôi sao phải chấp nhận mất đi để phục vụ cho lợi ích tập thể. Một đội bóng mà không ai thấy bóng dáng của một số 10, hay ít ra cũng là vai trò của người làm bóng như Thonglao của Thái Lan. Một đội bóng mà mỗi một cầu thủ là một mắt xích và khi ra sân, họ chỉ có thể tồn tại khi kết hợp thành một chuỗi.

Đấy là lý do khiến Minh Phương trong những trận quyết định rất ít khi được ra sân, nhưng trận cuối thì buộc mọi người phải nhớ đến nhờ một quả đá phạt. Quả phạt ấy sẽ vô nghĩa nếu không có cái đầu kê vào của Công Vinh.

Nó cũng hệt như Việt Thắng, chỉ toả sáng khi chọn phương án chuyền bóng cho Vinh trong trận đánh bại Thái Lan ngay tại Bangkok. Hoặc Công Vinh khi chưa có bàn thắng nào và đang khát khao có một bàn để giải hạn, lại vắt tất cả và cháy hết mình cho một đường chuyền, thay cho một cú sút ở góc hẹp.

Hào quang và thành công của một đội bóng không ngôi sao chính là ở chỗ đấy. Điều mà trước đây không ít cầu thủ trong thời "thế hệ vàng" sau này tâm sự rất thật rằng: "Hồi đấy, mình có thể thắng người Thái nếu 11 người là một chuỗi như bây giờ".

Thành công của Calisto là có lúc dám chấp nhận đi trên đường mòn để tìm đến con đường lớn. Và hơn hết, chính là sự kiên trì chấp nhận thực hiện trọn vẹn cái lộ trình mà ông đã vạch ra và kiên quyết bắt cầu thủ mình đi theo lẫn tạo cho họ niềm tin và thực hiện cái gọi là trường phái của một nền bóng đá.

Cân, đong, đo, đếm hai đội bóng trong trận chung kết, ai cũng nói Thái Lan có nhiều ngôi sao hơn và đẳng cấp cao hơn, nhưng cái thua của người Thái là họ không thể hình thành một chuỗi như các học trò ông Calisto. Người Thái có những cột cờ như Thonglao hay các đôi chân học việc ở Anh, nhưng họ không thể bẻ được một bó đũa.

Đấy là sự khác biệt lớn giữa nhà vô địch và một cựu vô địch thích xưng hùng xưng bá.

Nguyễn Nguyên


Việt Nam đã vô địch AFF CUP 2008


Va...ooooooo...aoooooo....ào....nhưng xém mất dép!
Bóng đá Việt Nam đã sang trang sử mới. Cú đánh đầu tuyệt đẹp của Công Vinh đúng vào phút đá bù giờ cuối cùng của chung kết lượt về mang lại cho Việt Nam tỷ số hòa 1-1, và chiếc Cup AFF 2008 cùng kết quả chung cuộc thắng 3-2 trước Thái Lan.Thái Lan đã dẫn trước 1-0, và suýt kéo trận đấu tới hiệp phụ. Nếu điều đó xảy ra, Việt Nam gặp bất lợi, bởi nhiều cầu thủ của chúng ta đã có biểu hiện xuống sức. Tuy nhiên, tiền vệ vào thay người Minh Phương đã thực hiện cú sút phạt vừa tầm cho Công Vinh đánh đầu ngẫu hứng tung lưới đội khách, giúp Việt Nam đoạt Cup ngay sau thời gian đá chính. Ghi được bàn thắng quý như vàng vào đúng những giây cuối cùng.Bàn thắng bằng đầu của Công Vinh có yếu tố may mắn, nhưng nó được thực hiện bằng tinh thần chiến đấu tới phút chót.Đội Việt Nam đã vô địch khu vực và thắng Thái Lan cùng một dịp - niềm vui như được gấp bội.

Đội hình của tuyển Việt Nam: Thủ môn Hồng Sơn; Hậu vệ Như Thành, Phước Tứ, Việt Cường (Quang Cường 90'), Quang Thanh; Tiền vệ Minh Châu (Minh Phương 60'), Tài Em, Vũ Phong, Tấn Tài, Công Vinh; Tiền đạo Việt Thắng.

Thái Lan: Kosin, Suree Sukha, Chonlatit, Phanrit, Thonglao, Natthaphong, Surat Sukha, Sutee Suksomkit, Suchao, Teerasil Dangda, Teerathep.

Phút 21, Thái Lan dẫn 1-0,trong tình huống phối hợp đá phạt từ xa tưởng như không có gì nguy hiểm:Thái Lan mừng bàn thắng dẫn trước. Ảnh: Hoàng Hà. Thái Lan mừng bàn thắng dẫn trước.

............

Căn Phải-phút 70, bốn hậu vệ VN phải rất vất vả mới chặn được tiền đạo mới vào sân Rangsiyo, ở gần khu 5m50.

- Phút 72, Thái Lan sút xa, nhưng không hạ được Hồng Sơn.

- Phút 73, VN có pha phản công thần tốc, nhưng Tài Em không thể dứt điểm như ý bên trong khu cấm địa, sau đường chuyền vào từ cánh phải của tiền vệ vào thay người Minh Phương.

- Phút 74, Việt Thắng dứt điểm qua xà ngang gang tấc.

- Phút 79, Thonglao bị Phước Tứ chặn lại khi vừa vào khu cấm địa từ bên phải.

- Phút 83, Tấn Tài kịp phá bóng ngay trước vạch cầu môn, sát cột dọc, sau pha đá phạt góc.

- Phút 88, Dangda loay hoay trong khu cấm địa, rồi sút hỏng ăn.

- Phút 89, Kosin ôm được bóng sau cú sút bất ngờ của Tài Em.

- Phút 92, Hồng Sơn bắt được cú sút của Thái Lan.

- Phút 93, Công Vinh ngã khi từ cánh trái di chuyển vào trong. VN được hưởng quả đá phạt hàng rào. Tiền vệ vào thay người Minh Phương sút phạt hiểm từ cánh trái, treo bóng vào khu cấm địa, Công Vinh bật cao đánh đầu ngược về góc cao phía xa. Một cú dứt điểm tuyệt vời, khiến cầu trường Mỹ Đình như vỡ tung trong niềm hạnh phúc. 1-1, Việt Nam vô địch. Chung cuộc, Việt Nam thắng 3-2.

Các cầu thủ tung hô HLV Calisto. Ảnh: Hoàng Hà.

Bún Bò Mệ Sa

Posted by Picasa

Mệ Sa có món bún bò Huế thuộc vào đẳng cấp quốc tế. Ngon và vui lắm.

HALLELUJAH !

Bản nhạc Hallelujah của leonard Cohen đang được xếp hạng số 1 và ... số 2. Bấm vào đây nghe thử bài ''thánh ca'' này qua giọng KD Lang. Người nào chưa có đức tin sau khi lắng nghe thật kỉ thì cửa sẻ mở và nàng sẻ xuất hiện với kéo trong tay và mi sẻ bị trói vào chiếc ghế trong nhà bếp và nàng sẻ nắm đầu mi và sẻ cắt tóc mi và mi sẻ khóc rống ... Hallelujah ! Hallelujah! Hallelujah !

le thi diem thuy

Ma says war is a bird with a broken wing flying over the countryside, trailing blood and burying crops in sorrow. If something grows in spite of this, it is both a curse and a miracle. When I was born, she cried when I cried, knowing I had breathed war in and she could never shake it out of me. Ma says war makes it dangerous to breathe, though she knows you die if you don't. She says she could have thrown me against the wall, breaking me until I coughed up this war which is killing us all. She could have stomped on it in the dark and danced on it like a madwoman dancing on gravestones. She could have ground it down to powder and spit on it, but didn't I know? War has no beginning and no end. It crosses oceans like a splintered boat filled with people singing a sad song.

From Le Thi Diem Thuy's short story, "The Gangster We Are All Looking For."

Tôi quá yêu tâm hồn Lê Thị Diễm Thúy, nên tôi thử dịch đoạn âm nhạc trên ra văn xuôi tiếng Việt:

...Má nói chiến tranh là con chim gãy cánh bay ngang thôn làng , rơi vãi những giọt máu và vùi chôn cánh đồng trong đau thương.Nếu từ đó vẫn mọc lên một mầm sống gì thì đó vừa là tai họa vừa là phép màu. Khi đẻ tôi ra, má khóc khi tôi khóc, vì má biết tôi đã hít vào hồn bầu khí chiến tranh không cách gì xua tan. Má nói chiến tranh làm cho hít thở cũng thành nguy hiểm, mặc dù má biết không hít thở thì chết.Má muốn lay con, lắc con, quăng con vô tường cho con ho khạc ra cái chiến tranh này, cuộc chiến đang giết dần tất cả chúng ta. Đáng lẽ má đã dẫm đạp lên nó trong bóng tối và nhảy nhót trên nó như một người điên nhảy múa trên những bia mộ. Hay má nghiền nó ra thành bột má nhổ nước miếng...nhưng con có biết không ? Chiến tranh không có đầu và không có cuối. Chiến tranh đi qua những đại dương như một con thuyền nát chật những con người cất tiếng ca buồn.


vô link sau đây để đọc thêm thơ của THÚY: http://www.thedrunkenboat.com/thuy.htm



tin nghệ thuât thấy trên Tuổi Trẻ

Thứ Hai, 22/12/2008, 04:01 (GMT+7)

“Cẩm nang bình đẳng”

Barie

TTCT - “Bình đẳng là gì?” là tên triển lãm đang diễn ra tại Đại học Mỹ thuật VN (42 Yết Kiêu, Hà Nội), kéo dài đến 26-12. Ngoài những đề tài “gây sự”, triển lãm còn không bình thường ở chỗ đi đôi với mỗi nghệ sĩ là một curator - người thông hiểu và có thể phiên dịch tư tưởng của nghệ sĩ cho công chúng.

Qua cuộc triển lãm này mới thấy rằng thay cho việc than vãn không ai hiểu được mình, họa sĩ ngày nay hãy tìm cho mình một curator!

“Khi nói tới bình đẳng người ta nghĩ ngay tới sự bất bình đẳng” - họa sĩ Vũ Đức Toàn (26 tuổi) nói. Phản đề của bình đẳng bao giờ cũng thu hút hơn chính khái niệm này. Vũ Đức Toàn đưa người xem trở về trạng thái cân bằng qua một cuốn sách to, dày khụ, đặt trên một cái bục trang trọng, ngoài bìa đề Cẩm nang bình đẳng, nhưng khi mở ra thì rỗng không. Quyển sách rỗng không với cái bục cũng rỗng không! Thôi thì mỗi người hãy tự mình viết một cẩm nang bình đẳng cho mình. “Bình đẳng tồn tại trên khái niệm mà thôi. Còn trong cuộc đời này, mọi chân lý về bình đẳng luôn không đáng tin cậy và mơ hồ” - Vũ Đức Toàn nói với curator Bùi Thị Bích Thủy.

Phần đối thoại giữa họa sĩ và curator được in đầy đủ trong vựng tập của triển lãm - bảo đảm họa sĩ nào cũng có cơ hội thuyết minh ý tưởng và mô tả quá trình hình thành tác phẩm của mình. Quả thực nếu không có phần này, đôi khi không dễ hiểu điều tác giả muốn nói. Chẳng hạn, Đặng Thị Khuê - nữ tác giả cao niên nhất triển lãm - bày ra mô hình barie - trên đó gắn bàn tay và hai bàn chân nhựa.

“Lề thói đã trói buộc người đàn bà và người đàn bà cũng tự trói buộc mình. Và thật sự họ có dám tự giải thoát mình hay không đã? Tôi đang nói điều chính tôi cũng bất lực” - chị tâm sự với curator Nguyễn Hữu Đức. Thật ra Đặng Thị Khuê muốn gợi ý hình ảnh của những người bước đi mà tay khư khư cầm thanh barie giơThế đặt câu hỏi với tác giả: “Liệu người phụ nữ có phải hi sinh những ra trước. Để hoàn chỉnh tác phẩm sắp đặt và trình diễn Barie đòi hỏi phải có sự cộng tác của người xem.

Tiếng rao đêm
Bình đẳng giới là vấn đề mà Lại Thị Diệu Hà (32 tuổi) - đến từ Thái Nguyên - đưa ra, cũng là hưởng ứng và phát huy tinh thần Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Trung tâm tác phẩm video - sắp đặt mang tên Áp suất của chị là một bể cá hình vuông, bên trong có nước và màn hình với hình ảnh trắng đen. Một bầu vú choán hết cả màn hình. Nó phập phồng, phồng lên rồi nổ tung ra. Chu kỳ đó cứ lặp đi lặp lại. Curator Trần Hậu Yên gì thuộc về nữ tính của mình để chiến thắng những ràng buộc của xã hội?”.

Nhiều khía cạnh xung quanh sự bất bình đẳng được các nghệ sĩ mổ xẻ. Lê Văn Sửu làm một chiếc ghế to, mà chỗ dựa chíạngnh là Nấc thang cao mãi. Toàn bộ chiếc ghế dán kín những đồng đôla. Tác giả muốn nói đến tình tr chạy chức chạy quyền tồn tại đây đó trong xã hội dẫn đến “sự bất bình đẳng về cơ hội cho những người có tài năng thật sự”. Tiện thể trong phần đối thoại với curator, Lê Văn Sửu cho biết: “Nếu muốn đạt được mục tiêu giảm 1/2 số người nghèo đói vào năm 2015 như LHQ đề ra, các chính phủ cần mạnh tay trong cuộc chiến chống tham nhũng”.

Các nghệ sĩ không những không thờ ơ mà còn mẫn cảm với thời cuộc. Nguyễn Nghĩa Phương (39 tuổi) bỏ ra hai tuần lên mạng tìm hiểu về tác hại của các sân golf đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Anh nhận thấy: “Hàng chục nghìn hecta đất trồng trọt màu mỡ và ở những nơi sinh cảnh đẹp, tiện đường giao thông, sẵn nguồn nước bị lấy để làm sân golf phục vụ một nhóm nhỏ người là một sự lãng phí. Trong khi vẫn còn hàng triệu người dân đang hằng ngày phải đối mặt với nghèo đói vì không có đất...”.

Sắp đặt của Phương có tên Bàn tròn mơ ước - nơi một người nghèo ngồi đối diện với người giàu. Trong đầu một người chỉ có những con số lợi nhuận, còn người kia là bát cơm. “Quân bài” của hai bên cũng khác xa nhau. Một bên là sân golf với vẻ ngoài của thiên đường, một bên là những vùng đất và nước bị ô nhiễm, một bên là những khu công nghiệp đang mọc lên, một bên là những người nông dân mất đất, ra đô thị kiếm sống...

Vương Văn Thạo tiếp tục vận dụng cách làm hóa thạch đối với tiếng rao của những người bán rong và với xe ba gác. Anh làm mô hình chi tiết của một bà đội thúng (bánh mì?) trên đầu, mồm chữ o, rồi đổ thủy tinh ra ngoài tạo thành một thứ như tượng đài lóng lánh... “Những con người hàng thế kỷ nay bằng mồ hôi tâm sức của mình đã tạo nên một hình ảnh rất đặc trưng cho lối sống của người Việt từ làng quê đến thành phố, đến thời điểm này sẽ vĩnh viễn biến mất. Tôi muốn ghi nhận công sức và hình ảnh của họ như cách người ta làm tượng đài công nông binh sĩ” - Vương Văn Thạo nói với curator Trang Thanh Hiền.

Triển lãm là kết quả của khóa học làm curator và lý luận phê bình trong vòng 10 tháng do Đại học Tổng hợp Umea (Thụy Điển) phối hợp Đại học Mỹ thuật VN tổ chức - dành cho chín học viên, chủ yếu là giảng viên của Đại học Mỹ thuật VN. “Người họa sĩ xưa giờ cứ tự vẽ tranh rồi trưng bày, rồi tự làm curator cho mình. Như thế không mang tính chuyên nghiệp bằng việc có curator đứng ra để tổ chức triển lãm, giới thiệu tác phẩm của họa sĩ đó” - Bùi Thị Bích Thủy, curator duy nhất từ TP.HCM ra tham dự lớp học, phát biểu.

Nấc thang Cẩm nang bình đăng

N.M.HÀ

Đọc bản tin này tôi thấy lạc quan. Thấy cái hiện đại trăn trở thay cho cái ''hậu hiện đại'' nhảm nhí. Mừng.

Lượm được

Chuyện sau đây là do anh Huỳnh Khôi lụm,
Chuyện Cha mất chim thì xưa rồi .
Nhưng tôi mới nghe kể lại thấy hay , nên xin kể cho các bạn cho vui .
Cha có con chim quý chẳng biết nó sổ lồng hay ai bắt mất .
Nhưng Cha chỉ muốn nói xa xa để ai lỡ bắt chim thì tự giác mang trả
Trong buổi lễ sáng chúa nhật Cha mào đầu
- Trước khi vào bài giảng , Cha muốn hỏi ai trong nhà thờ nay có chim ?
Tất cả đàn ông đều đứng dậy , biết bị hiểu lầm Cha vội hỏi chữa lại
- Không phải thế , Cha chỉ muốn hỏi ai trong nhà thờ đã thấy con chim .
Tất cả phụ nữ đứng dậy ..Cha càng luống cuống
- Không , không phải thế , Cha chỉ muốn hỏi ai đã thấy con chim của Cha mà thôi ....
TỨC THÌ TẤT CẢ CÁC SƠ ĐỀU ĐỨNG DẬY

Vài lượm lặt

Cái truyện này của Nguyễn Tuân hay quá đi. Xin trich1 đoạn:
... Có một cái cây to gớm ghê. Tôi đang lỏng cương định dừng lại ở cái quán dựng dưới bóng cây khổng lồ ấy thì một con ngựa hồng cái vút qua. Thế là con ngựa trắng đực của tôi tế lên như bay. Mặt giời vừa mọc, bóng người trong quán nước đều soi ngang. Tôi không ghì nổi con ngựa tôi động đực, chỉ đành bám miết vào bờm nó. Hai con ngựa quỷ sứ cứ thế mà đuổi miết nhau, bên vế tay trái tôi, cái vỏ thân cây bách trượng loáng loáng vút vút một vệt rêu xanh bất tận. Con ngựa động cỡn của tôi phi như thế bao lâu? Chỉ biết rằng không thấy mặt giời nữa, tắt nắng lúc nào cũng không biết. Chỉ biết rằng chạy vòng cái thân cây ấy mất đúng một ngày. Lúc ngựa tôi dừng lại được ở cái quán nước buổi sớm mai đó, thì mặt giăng vừa ló lên. Con ngựa cái không rõ của ai kia, và con ngựa động đực của tôi, hai con ngựa vía ấy mồ hôi mồ kê ngửi ngửi nhau bên cái quán sáng giăng. Còn tôi thì mệt lử, một mình ngồi suy luận về cái đường kính một cái thân cây kinh khủng...

Nói phét tài tình quá phải không? Ai muốn đọc thêm thì vào đây nè : http://www.sgtt.vn/detail46.aspx?ColumnId=46&newsid=44898&fld=HTMG/2008/1216/44898
chỉ thèm nói phét được như ông Tuân !
.