“Cẩm nang bình đẳng”
Barie |
TTCT - “Bình đẳng là gì?” là tên triển lãm đang diễn ra tại Đại học Mỹ thuật VN (42 Yết Kiêu, Hà Nội), kéo dài đến 26-12. Ngoài những đề tài “gây sự”, triển lãm còn không bình thường ở chỗ đi đôi với mỗi nghệ sĩ là một curator - người thông hiểu và có thể phiên dịch tư tưởng của nghệ sĩ cho công chúng.
Qua cuộc triển lãm này mới thấy rằng thay cho việc than vãn không ai hiểu được mình, họa sĩ ngày nay hãy tìm cho mình một curator!
“Khi nói tới bình đẳng người ta nghĩ ngay tới sự bất bình đẳng” - họa sĩ Vũ Đức Toàn (26 tuổi) nói. Phản đề của bình đẳng bao giờ cũng thu hút hơn chính khái niệm này. Vũ Đức Toàn đưa người xem trở về trạng thái cân bằng qua một cuốn sách to, dày khụ, đặt trên một cái bục trang trọng, ngoài bìa đề Cẩm nang bình đẳng, nhưng khi mở ra thì rỗng không. Quyển sách rỗng không với cái bục cũng rỗng không! Thôi thì mỗi người hãy tự mình viết một cẩm nang bình đẳng cho mình. “Bình đẳng tồn tại trên khái niệm mà thôi. Còn trong cuộc đời này, mọi chân lý về bình đẳng luôn không đáng tin cậy và mơ hồ” - Vũ Đức Toàn nói với curator Bùi Thị Bích Thủy.
Phần đối thoại giữa họa sĩ và curator được in đầy đủ trong vựng tập của triển lãm - bảo đảm họa sĩ nào cũng có cơ hội thuyết minh ý tưởng và mô tả quá trình hình thành tác phẩm của mình. Quả thực nếu không có phần này, đôi khi không dễ hiểu điều tác giả muốn nói. Chẳng hạn, Đặng Thị Khuê - nữ tác giả cao niên nhất triển lãm - bày ra mô hình barie - trên đó gắn bàn tay và hai bàn chân nhựa.
“Lề thói đã trói buộc người đàn bà và người đàn bà cũng tự trói buộc mình. Và thật sự họ có dám tự giải thoát mình hay không đã? Tôi đang nói điều chính tôi cũng bất lực” - chị tâm sự với curator Nguyễn Hữu Đức. Thật ra Đặng Thị Khuê muốn gợi ý hình ảnh của những người bước đi mà tay khư khư cầm thanh barie giơThế đặt câu hỏi với tác giả: “Liệu người phụ nữ có phải hi sinh những ra trước. Để hoàn chỉnh tác phẩm sắp đặt và trình diễn Barie đòi hỏi phải có sự cộng tác của người xem.
Tiếng rao đêm |
Nhiều khía cạnh xung quanh sự bất bình đẳng được các nghệ sĩ mổ xẻ. Lê Văn Sửu làm một chiếc ghế to, mà chỗ dựa chíạngnh là Nấc thang cao mãi. Toàn bộ chiếc ghế dán kín những đồng đôla. Tác giả muốn nói đến tình tr chạy chức chạy quyền tồn tại đây đó trong xã hội dẫn đến “sự bất bình đẳng về cơ hội cho những người có tài năng thật sự”. Tiện thể trong phần đối thoại với curator, Lê Văn Sửu cho biết: “Nếu muốn đạt được mục tiêu giảm 1/2 số người nghèo đói vào năm 2015 như LHQ đề ra, các chính phủ cần mạnh tay trong cuộc chiến chống tham nhũng”.
Các nghệ sĩ không những không thờ ơ mà còn mẫn cảm với thời cuộc. Nguyễn Nghĩa Phương (39 tuổi) bỏ ra hai tuần lên mạng tìm hiểu về tác hại của các sân golf đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Anh nhận thấy: “Hàng chục nghìn hecta đất trồng trọt màu mỡ và ở những nơi sinh cảnh đẹp, tiện đường giao thông, sẵn nguồn nước bị lấy để làm sân golf phục vụ một nhóm nhỏ người là một sự lãng phí. Trong khi vẫn còn hàng triệu người dân đang hằng ngày phải đối mặt với nghèo đói vì không có đất...”.
Sắp đặt của Phương có tên Bàn tròn mơ ước - nơi một người nghèo ngồi đối diện với người giàu. Trong đầu một người chỉ có những con số lợi nhuận, còn người kia là bát cơm. “Quân bài” của hai bên cũng khác xa nhau. Một bên là sân golf với vẻ ngoài của thiên đường, một bên là những vùng đất và nước bị ô nhiễm, một bên là những khu công nghiệp đang mọc lên, một bên là những người nông dân mất đất, ra đô thị kiếm sống...
Vương Văn Thạo tiếp tục vận dụng cách làm hóa thạch đối với tiếng rao của những người bán rong và với xe ba gác. Anh làm mô hình chi tiết của một bà đội thúng (bánh mì?) trên đầu, mồm chữ o, rồi đổ thủy tinh ra ngoài tạo thành một thứ như tượng đài lóng lánh... “Những con người hàng thế kỷ nay bằng mồ hôi tâm sức của mình đã tạo nên một hình ảnh rất đặc trưng cho lối sống của người Việt từ làng quê đến thành phố, đến thời điểm này sẽ vĩnh viễn biến mất. Tôi muốn ghi nhận công sức và hình ảnh của họ như cách người ta làm tượng đài công nông binh sĩ” - Vương Văn Thạo nói với curator Trang Thanh Hiền.
Triển lãm là kết quả của khóa học làm curator và lý luận phê bình trong vòng 10 tháng do Đại học Tổng hợp Umea (Thụy Điển) phối hợp Đại học Mỹ thuật VN tổ chức - dành cho chín học viên, chủ yếu là giảng viên của Đại học Mỹ thuật VN. “Người họa sĩ xưa giờ cứ tự vẽ tranh rồi trưng bày, rồi tự làm curator cho mình. Như thế không mang tính chuyên nghiệp bằng việc có curator đứng ra để tổ chức triển lãm, giới thiệu tác phẩm của họa sĩ đó” - Bùi Thị Bích Thủy, curator duy nhất từ TP.HCM ra tham dự lớp học, phát biểu.
Nấc thang | Cẩm nang bình đăng |
N.M.HÀ
Đọc bản tin này tôi thấy lạc quan. Thấy cái hiện đại trăn trở thay cho cái ''hậu hiện đại'' nhảm nhí. Mừng.
No comments:
Post a Comment